13/2022/QH15

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Thời gian đăng: 14/10/2023

10/2022/QH15

Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Thời gian đăng: 14/10/2023

09/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện

Thời gian đăng: 14/10/2023

15/2022/QH15

Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thời gian đăng: 14/10/2023

14/2022/QH15

Luật phòng, chống rửa tiền

Thời gian đăng: 14/10/2023

04/2022/QH15

Luật Cảnh sát cơ động

Thời gian đăng: 02/11/2022

05/2022/QH15

Luật Điện ảnh

Thời gian đăng: 02/11/2022

06/2022/QH15

Luật Thi đua, khen thưởng

Thời gian đăng: 02/11/2022

07/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ

Thời gian đăng: 02/11/2022

08/2022/QH15

Luật kinh doanh bảo hiểm

Thời gian đăng: 02/11/2022

Những hoạt động nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Thứ hai - 30/09/2019 19:20 354 0
1. Những hoạt động nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
          - Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng quản trị và ban đại diện hội đồng quản trị các cấp. Kiện toàn tổ chức đảng phù hợp với mô hình hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội.
          - Nhà nước ưu tiên bảo đảm các nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng Chính sách xã hội; cấp bổ sung vốn điều lệ, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, vốn các chương trình tín dụng hằng năm, cho vay các nguồn vốn ưu đãi thời hạn dài, lãi suất thấp để cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định. Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
          - Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động tại các điểm giao dịch cấp xã; phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
          2. Nhận thức của bản thân và đánh giá việc triển khai kết quả thực hiện
          - Sau năm năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đến nay, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện nhà đã có nhiều chuyển biến tích cực. Là một Chỉ thị quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với một chính sách thiết yếu, một kênh tín dụng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống. Khẳng định rằng, Chỉ thị của Đảng đã đi sâu vào cuộc sống và tạo nên tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách. Từ đó, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, đặc biệt, bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
          - Trong Chỉ thị có rất nhiều nội dung, nhưng trong đó có một nội dung rất quan trọng, đó là chuyển vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn của địa phương. Đây là thể hiện sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động chính sách xã hội. Qua thời gian thực hiện, cấp ủy chính quyền các cấp đã có sự nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương cũng đã giúp cho Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động hơn về nguồn vốn, giảm bớt sự phụ thuộc đối với ngân sách Trung ương trong bối cảnh ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, với quy mô nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay, chính quyền địa phương cũng đã tích cực vào cuộc hơn, cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội trong công tác quản lý việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách ngày càng hiệu quả hơn.
          3. Để làm tốt việc triển khai thực hiện Chỉ thị có hiệu quả cần
          - Làm tốt công tác tham mươi với cấp ủy đảng về hằng năm xây dựng kế hoạch tuyên truyền thời sự chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước đến các cơ sở Hội, tổ vay vốn, thành viên, nhân dân hiểu biết hơn về các chính sách, đặc biệt là Chỉ thị 40 của Đảng.
          - Kết hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và các hội đoàn thể chính trị - xã hội duy trì mối liên hệ chặt chẽ kịp thời, thường xuyên trao đổi thông tin về nội dung chính sách mới, thông tin về cách làm hay.
          - Trong công tác kiểm tra, giám sát về công tác vay vốn, không hoạt động riêng lẽ. Phải phối hợp với ngân hàng để được giúp đỡ thêm về kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ làm công tác kiểm tra của Hội các cấp.
          - Cùng với ngân hàng và các đoàn thể thực hiện tốt việc tham mưu, sự giúp đỡ của chính quyền, các cơ quan ban ngành vào cuộc giải quyết việc nợ quá hạn tại địa phương; đồng thời thông tin các cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh để nắm thông tin kịp thời của các đối tượng trốn nợ đi khỏi địa phương (nếu có).
          - Thường xuyên sâu sát việc trực báo, giao dịch với ngân hàng để nắm bắt và giải trình về tín dụng khi thành viên hưởng thụ có nhu cầu… để làm cho chính quyền và người dân gần nhau hơn; tạo niềm vu ngày mới cho người dân.
          4. Từ những kết quả đạt được sau năm năm thực hiện Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, theo tôi có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm là:
          - Sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta, các ngành từ Trung ương đến địa phương quyết định vào sự phát triển ổn định và bền vững của hoạt động tín dụng chính sách xã hội; kịp thời ban hành chính sách đồng bộ hỗ trợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khách bảo đảm thoát nghèo bền vững.
          - Hiện nay mô hình tổ chức đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách và hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn và cấu trúc hệ thống chính trị. Đồng thời huy động được sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội giành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
          - Cùng với các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục duy trì và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đi đôi với kiểm tra, giám sát ở tất các các cấp; thường xuyên làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, hội đoàn thể nhận ủy thác và người dân.
          - Hằng năm tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị; kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực, khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện Chỉ thị tốt hơn cho những năm tiếp theo.

Nguồn tin: Mông Thanh Tuyển - PCT Hội CCB huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Vân Canh?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay1,420
  • Tháng hiện tại141,589
  • Tổng lượt truy cập4,924,808
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VÂN CANH