13/2022/QH15

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Thời gian đăng: 14/10/2023

10/2022/QH15

Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Thời gian đăng: 14/10/2023

09/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện

Thời gian đăng: 14/10/2023

15/2022/QH15

Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thời gian đăng: 14/10/2023

14/2022/QH15

Luật phòng, chống rửa tiền

Thời gian đăng: 14/10/2023

04/2022/QH15

Luật Cảnh sát cơ động

Thời gian đăng: 02/11/2022

05/2022/QH15

Luật Điện ảnh

Thời gian đăng: 02/11/2022

06/2022/QH15

Luật Thi đua, khen thưởng

Thời gian đăng: 02/11/2022

07/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ

Thời gian đăng: 02/11/2022

08/2022/QH15

Luật kinh doanh bảo hiểm

Thời gian đăng: 02/11/2022

Tình hình thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và các giải pháp để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện

Thứ hai - 07/09/2020 16:06 1.960 0
Tình hình thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và các giải pháp để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các  dân tộc trên địa bàn huyện
Những năm qua, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) nay là Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Ban Thường vụ Huyện ủy Vân Canh khóa XVIII đã ban hành Chương trình hành động số 09-CTr/HU ngày 29/6/2016 về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện. Qua đó, Ngành Văn hóa và Thông tin đã tích cực tham mưu UBND huyện ban hành và triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Vân Canh gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020.
 Sau 05 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động và đề án bảo tồn và  phát huy bản sắc văn hóa, công tác sưu tầm, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong huyện về vị trí, vai trò của văn hóa được nâng lên rõ rệt, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và công tác quản lý nhà nước về văn hóa được quan tâm, chú trọng và từng bước đổi mới. Đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân ngày càng được cải thiện, môi trường văn hóa có nhiều tiến bộ, các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư xây dựng; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt nhiều kết quả cao và đi vào chiều sâu. Công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm gìn giữ, các di tích lịch sử trên địa bàn huyện đã được công nhận và xếp hạng; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các lễ hội văn hóa truyền thống được duy trì tổ chức, các phong tục tập quán đang được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng, các loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc vẫn được duy trì góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các tầng lớp Nhân dân trong huyện...
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong huyện thời gian qua còn nhiều hạn chế: Một số cấp ủy, chính quyền còn xem nhẹ văn hóa, chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của văn hóa đối với các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội; công tác phối hợp triển khai thực hiện các lĩnh vực về văn hóa chưa kịp thời; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ và Nhân dân; số lượng nhạc cụ truyền thống có chiều hướng mai một dần, lớp người biết chế tác, chỉnh sửa và sử dụng nhạc cụ truyền thống ngày một ít; nghề thủ công truyền thống (dệt, may, đan lát...), kiến trúc dân gian truyền thống (nhà rông, nhà sàn), nghi thức lễ truyền thống (lễ cưới, mừng lúa mới...) đang dần bị mai một; công tác kiểm kê, sưu tầm và phục dựng các di sản văn hóa chưa được thực hiện; kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động bảo tồn còn thiếu, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa hầu hết kiêm nhiệm nên chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đời sống tinh thần cho người dân vùng cao, vùng xa còn thiếu thốn và lạc hậu. Sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa ngoại lai, độc hại đối với thế hệ trẻ đã ảnh hưởng đến phong tục tập quán, văn hóa truyền thống. Một số phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn lén lút trổi dậy, tình trạng vi phạm pháp luật về hôn nhân vẫn còn xảy ra…
Những yếu tố trên đã tác động, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Từ những thực trạng đã nêu trên, để làm tốt việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc trong thời gian tới; chúng ta cần phải thực hiện tốt các giải pháp như sau:
Một là, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) và Chương trình hành động của Huyện ủy về công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện; đưa nghị quyết vào cuộc sống của người dân, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Hai là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch, Đề án được phê duyệt, trong đó tập trung thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Đề án Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Vân Canh giai đoạn 2016-2020.
Ba là, tiếp tục thực hiện công tác kiểm kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn bộ sách giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện; nâng cao chất lượng Phong trào TDĐKXDĐSVH; mở lớp truyền dạy, sử dụng nhạc cụ truyền thống và nghề thủ công truyền thống cho thế hệ trẻ; triển khai việc mặc trang phục truyền thống trong học sinh các trường nội trú, bán trú trên địa bàn huyện; tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước, tỉnh, huyện mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Bốn là, tăng cường quản lý nhà nước về công tác bảo tồn; tôn tạo, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn kết bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS với phát triển du lịch.
Năm là, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ công tác sưu tầm, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng Nhà văn hóa huyện; quy hoạch các làng văn hóa gắn với tên, địa danh mang tính lịch sử để phát triển du lịch. Xây dựng mô hình bảo tồn, phát triển nghề truyền thống; mô hình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp đặc trưng vùng DTTS. Có cơ chế chính sách hỗ trợ, tôn vinh đối với các nghệ nhân và những người am hiểu văn hóa truyền thống, có công trong việc bảo vệ, truyền dạy, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống.

Nguồn tin: Đức Thành - Phòng Văn hóa và Thông tin

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Vân Canh?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay518
  • Tháng hiện tại57,096
  • Tổng lượt truy cập4,523,149
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VÂN CANH