13/2022/QH15

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Thời gian đăng: 14/10/2023

10/2022/QH15

Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Thời gian đăng: 14/10/2023

09/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện

Thời gian đăng: 14/10/2023

15/2022/QH15

Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thời gian đăng: 14/10/2023

14/2022/QH15

Luật phòng, chống rửa tiền

Thời gian đăng: 14/10/2023

04/2022/QH15

Luật Cảnh sát cơ động

Thời gian đăng: 02/11/2022

05/2022/QH15

Luật Điện ảnh

Thời gian đăng: 02/11/2022

06/2022/QH15

Luật Thi đua, khen thưởng

Thời gian đăng: 02/11/2022

07/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ

Thời gian đăng: 02/11/2022

08/2022/QH15

Luật kinh doanh bảo hiểm

Thời gian đăng: 02/11/2022

Những món quà “đặc biệt” sống mãi với thời gian

Thứ sáu - 29/03/2019 16:24 360 0
Cồng chiêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên hiện nay, nhiều làng đồng bào DTTS ở huyện Vân Canh nói riêng và các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh nói chung không có cồng chiêng nên vào những dịp lễ hội phải đi đến các làng khác để mượn. Điều này không chỉ làm cho các lễ hội của đồng bào kém bản sắc, mà còn gây khó khăn trong việc bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.

Những món quà “đặc biệt” sống mãi với thời gian

Hình ảnh lãnh đạo tỉnh và huyện Vân Canh trao tặng cồng chiêng

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Bình Định, từ năm 2017, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định triển khai chương trình hỗ trợ cồng chiêng cho đồng bào DTTS. Để thực hiện chương trình này, Ban Dân tộc tỉnh đã khảo sát thực tế từng địa phương vùng đồng bào DTTS nhằm nắm tình hình cụ thể về số lượng cồng chiêng. Theo ông Trần Quốc Lại, Trưởng Ban Dân tộc Bình Định, tỉnh có 3 DTTS chính là Ba Na, Hrê, Chăm H’roi sinh sống ở các huyện: Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Ân. Đầu tiên, Ban Dân tộc sẽ khảo sát thực tế tại địa phương để nắm được số lượng bộ cồng chiêng cần hỗ trợ, sau đó tìm người sản xuất và thực hiện nghiệm thu bộ mẫu tại địa phương để người dân, đặc biệt là các già làng, Người có uy tín góp ý trực tiếp vào sản phẩm văn hóa mà đồng bào sẽ sử dụng…

Kết quả có 119 làng đồng bào DTTS trong toàn tỉnh thiếu cồng chiêng cần được hỗ trợ, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định tiến hành tìm nhà sản xuất đặt hàng, làm ra những bộ cồng chiêng hoàn chỉnh nhất để trao cho đồng bào. Sau một thời gian sản xuất, đến giữa tháng 12 đã hoàn thành được 40 bộ cồng chiêng, trong đó huyện Vân Canh được 28 bộ Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Vân Canh tổ chức nghiệm thu và ban giao cho 28 làng đồng bào dân tộc thiểu số sống trên địa bàn huyện đưa vào sử dụng .

Trước khi trao tặng, Ban Dân tộc cũng đã nhờ những nghệ nhân ưu tú, già làng thẩm định lại chất lượng, sau đó đến người dân ở các làng được nhận cồng chiêng đánh thử để tìm ra những bộ cồng chiêng phù hợp với hồn cốt văn hóa các dân tộc, địa bàn, làm hài lòng người dân nhất. Đích thân đồng chí Lê Bá Thành, bí thư Huyện ủy và đồng chí Trần Kim Vũ, chủ tịch UBND huyện Vân Canh đã đến dự lễ và trao tận tay bà con từng bộ cồng chiêng. Những bộ cồng chiêng ấy không chỉ đem lại niềm hân hoan, vui sướng cho bà con miền núi mà còn khiến những người quan tâm tới di sản cồng chiêng thêm hy vọng những “âm thanh giao kết với thần linh” sẽ luôn sống mãi với thời gian và vang vọng khắp núi rừng.

Được nhận món quà ý nghĩa, ai nấy đều vui tươi rạng rỡ, đặc biệt là các nghệ nhân lớn tuổi rất sướng cái bụng. Nghệ nhân Đinh Văn Diễn là chủ tịch xã vùng cao Canh Liên chia sẻ: “Trước đây, các làng đều có bộ cồng chiêng nhưng sau nhiều năm cồng chiêng dần hư hỏng, thất lạc. Giờ được nhận bộ cồng chiêng mới, các làng vui lắm. Bà con DTTS ở vùng cao này xem cồng chiêng giống như một thành viên trong làng nên khi biết Nhà nước sẽ tặng cồng chiêng, các làng đã tổ chức lễ rước hồn chiêng mới về làng, và mong rằng hồn chiêng sẽ gắn bó lâu dài với bà con”.

Trong niềm hân hoan đón hồn chiêng mới, các làng đã chọn những nghệ nhân, thanh niên nam nữ hát hay nhất, múa đẹp nhất đón chào cồng chiêng mới. Vui hơn, trong tiết mục biểu diễn của xã Canh Liên, có những thành viên nhỏ tuổi nhưng rất đam mê cồng chiêng như em Đinh Thị Ngọc, ở làng Chồm xã vùng cao Canh Liên vui mừng. “Em tập cồng chiêng và tập múa được 5 năm rồi, mẹ và ông ngoại là nghệ nhân đánh cồng chiêng trong làng tập cho em và các bạn, mỗi lần tập em thấy rất vui, hôm nay được biểu diễn cho nhiều người xem em càng vui hơn. Em sẽ cố gắng luyện tập để sau này có thể giỏi như ông ngoại”.

Cùng chung với niềm vui của bà con dân làng, ông Lê Bá Thành, bí thư Huyện ủy, bày tỏ: “Việc nhận được những bộ cồng chiêng không những góp phần gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật độc đáo này mà còn giúp huyện miền núi Vân Canh xây dựng ý tưởng về loại hình du lịch mới trong thời gian đến nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Đồng thời huyện sẽ tăng cường công tác tuyên truyền bảo tồn phát huy di sản văn hóa cồng chiêng, hướng dẫn thôn, làng xây dựng quy chế, quản lý, sử dụng cồng chiêng, tổ chức giao lưu cồng chiêng, khuyến khích nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ...”./.


Đình Dặm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Vân Canh?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay493
  • Tháng hiện tại140,662
  • Tổng lượt truy cập4,923,881
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VÂN CANH