13/2022/QH15

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Thời gian đăng: 14/10/2023

10/2022/QH15

Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Thời gian đăng: 14/10/2023

09/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện

Thời gian đăng: 14/10/2023

15/2022/QH15

Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thời gian đăng: 14/10/2023

14/2022/QH15

Luật phòng, chống rửa tiền

Thời gian đăng: 14/10/2023

04/2022/QH15

Luật Cảnh sát cơ động

Thời gian đăng: 02/11/2022

05/2022/QH15

Luật Điện ảnh

Thời gian đăng: 02/11/2022

06/2022/QH15

Luật Thi đua, khen thưởng

Thời gian đăng: 02/11/2022

07/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ

Thời gian đăng: 02/11/2022

08/2022/QH15

Luật kinh doanh bảo hiểm

Thời gian đăng: 02/11/2022

Huyện Vân Canh Lưu giữ nghề Dệt thổ cẩm ở làng Hà Văn Trên

Thứ sáu - 17/12/2021 09:58 1.138 0
Nghệ nhân trong làng đang dêt vải
Nghệ nhân trong làng đang dêt vải
      Làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh là một trong số ít những làng còn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Bana. Nghề Dệt thổ cẩm là nghề đã có từ lâu đời và tồn tại với sự phát triển của làng Hà Văn Trên. Với người phụ nữ Bana và Chăm ở Vân Canh nghề dệt thổ cẩm như đã ở trong "máu thịt", từ thế hệ này sang thế hệ khác, những bà, mẹ đã truyền dạy cho cháu con và cứ thế, nối tiếp theo thời gian. Những người phụ nữ Bana ở làng Hà Văn Trên cũng vậy, họ gắn bó với nghề dệt thổ cẩm từ khi còn nhỏ, trải qua không biết bao nhiêu mùa rẫy, khi đã trở thành những người mẹ, người bà họ vẫn miệt mài lao động bên khung dệt.

         Trước đây trong những ngôi nhà của người Bana ở làng Hà Văn Trên không thể thiếu khung dệt vải. Ngoài thời gian làm nương rẫy, người phụ nữ Bana làng Hà Văn Trên lại gắn mình bên khung dệt để tạo ra những tấm vải thổ cẩm, những bộ áo váy với nhiều hoa văn độc đáo. Không chỉ đẹp về hình thức trang trí mà trong mỗi sản phẩm dệt còn ẩn chứa sắc thái văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú của người Bana.
    ảnh: Nghệ nhân Đinh Thị Xuân Bông đang dệt vải

         Làng Hà Văn Trên, hiện có 97 hộ, 358 nhân khẩu với 100% dân số là đồng bào Bana. Hiện nay để duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chị em phụ nữ ở đây cũng đã thành lập nên 2 tổ dệt thổ cẩm, với 75 phụ nữ tham gia, trong đó có nhiều người là nghệ nhân, có tay nghề cao, đầy kinh nghiệm và gắn bó lâu năm với nghề dệt.
         Nghệ nhân Đinh Thị Găm người dân tộc Ba Na ở làng Hà Văn Trên cho biết:  Trước đây để làm ra một tấm vải phải trải qua nhiều công đoạn: Lấy bông, cán bông, cào sợi, xe sợi, rồi nhuộm. Thuở ấy khi cây bông còn nhiều, người ta thường hái bông về để làm sợi dệt. Qua nhiều công đoạn như phơi, tách hạt, lấy bông, nhuộm, rải chỉ,…thì mới có sợi để dệt. Ngày trước, bà con thường dùng các loại củ, quả để nhuộm sợi bông. Màu đỏ được nhuộm từ củ dền đỏ, màu vàng từ nghệ, lá cây… Tuy màu nhuộm từ tự nhiên, nhưng không bị phai màu và được người làng rất ưa chuộng. Còn bây giờ chị em phụ nữ Bana làng Hà Văn Trên dệt từ sợi công nghiệp nhưng vẫn dệt theo cách thức truyền thống từ việc trang trí hoa văn cho đến màu sắc đều đảm bảo theo đúng truyền thống.
  
   Các nghệ nhân làng Hà Văn Trên tham gia dệt vải

         Sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Bana thường có các tông màu chủ đạo: đen, đỏ và vàng. Mỗi màu có một ý nghĩa riêng. Màu đen tượng trưng cho đất rừng trù phú. Màu đỏ tượng trưng của khát vọng và tình yêu. Màu vàng tượng trưng cho ánh sáng. Thổ cẩm của người Bana thường có màu tươi sáng, rực rỡ. Các hoa văn, hoạ tiết được bố trí trên sản phẩm thổ cẩm của người Bana thường trang trí đối xứng, phản ánh quan niệm triết lý về vũ trụ, triết lý âm dương, trời đất, thiên nhiên. Mỗi sản phẩm thổ cẩm truyền thống người Bana là cả một tâm hồn nghệ sỹ của người thợ dệt…Chính vì vậy mà vải truyền thống của đồng bào Bana rất đẹp và bền.
     Trang phục dệt thổ cẩm người Ba nar

          Hiện nay nghề dệt thổ cẩm ở Hà Văn Trên đang đứng trước nhiều thử thách do cuộc sống đã có những đổi thay. Tuy nhiên để duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở làng Hà Văn Trên, những năm qua, UBND huyện Vân Canh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Bana nơi đây.
         Chị em phụ nữ Bana ở Hà Văn Trên cũng đã thành lập nên các tổ dệt thổ cẩm. Ngoài các mẫu hoa văn truyền thống, các chị, các mẹ hiện đã sáng tạo thêm nhiều mẫu mã, hoa văn cách tân để sản phẩm đẹp hơn, phù hơn với nhu cầu hiện nay. Dù nghề dệt thổ cẩm chưa đem lại nguồn thu nhập lớn cho phụ nữ trong làng, nhưng chị em phụ nữ cũng gắn bó để giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc mình với hy vọng trong tương lai ngành du lịch phát triển, sản phẩm của họ sẽ có cơ hội bán cho khách du lịch. Bên canh đó nhằm giúp các chị em phụ nữ Bana thông thạo việc dệt thổ cẩm, thời gian qua, Hội LHPN xã Canh Thuận cũng đã tổ chức 02 đợt dạy nghề, thu hút trên 70 học viên tham gia.
      các nghệ nhân làng Hà Văn Trên tham gia truyền nghề cho con cháu trong làng

           Nghệ Nhân Đinh Thị Xuân Bông làng Hà Văn Trên tâm sự về hướng bảo tồn nghề Rêt thổ cẩm của bà con trong làng: Để tạo ra một tác phẩm thổ cẩm đẹp, mất nhiều thời gian cũng như công sức. Trung bình để làm ra 1 chiếc áo phải mất 20 ngày và tốn từ 40 đến 50 búp len. Mỗi búp len hiện nay có giá bán từ 15 đến 20 nghìn đồng. Chính vì vậy, mỗi tấm thổ cẩm thường có giá từ 1, 5 - 2 triệu đồng. Sản phẩm từ thổ cẩm rất phong phú, họa tiết trên thổ cẩm chủ yếu là do khách hàng đặt. Do đó yêu cầu người thợ dệt phải tỉ mỉ và khéo léo. Mỗi họa tiết sẽ có công thức riêng, đó là đếm số lượng sợi chỉ cho phù hợp, sau đó phối màu và dệt cho ra sản phẩm.
      Nghệ nhân Đinh Thị Xuân Bông ở làng Hà Văn Trên xã Canh Thuận

         Từ năm 2020 đến nay, UBND tỉnh đã đồng ý cho Hội LHPN xã Canh Thuận được sử dụng địa danh “Hà Văn Trên - Canh Thuận - Vân Canh - Bình Ðịnh” đăng ký nhãn hiệu tập thể “Vải thổ cẩm Hà Văn Trên”, nhờ sự hỗ trợ, đầu tư của các cấp chính quyền và sự nỗ lực bảo tồn của những người phụ nữ Bana mà nghề dệt vẫn được giữ gìn và phát huy trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính quyền ủng hộ, hỗ trợ; người già nhiệt tình thuyết phục, dạy nghề, chỉ ra những cái hay, nét đẹp của thổ cẩm dân tộc, nhờ vậy nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở làng Hà Văn Trên đang từng bước được phục hồi. Nhất là một khi đã được Nhà nước chứng nhận nhãn hiệu cơ hội để khôi phục, phát triển làng nghề sẽ rộng hơn.
         Ông Kim Thanh Quang PCT UBND xã Canh Thuận cho biết về định hướng bảo tồn và phát triển nghề Dệt thổ cẩm của xã: Các sản phẩm truyền thống từ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Bana làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện miền núi Vân Canh không chỉ phục vụ đời sống hàng ngày mà còn gắn với đời sống tinh thần, tâm linh của người dân nơi đây. Chính vì vậy, giữ gìn, phát triển các sản phẩm thổ cẩm truyền thống không đơn thuần chỉ là giữ lại một nghề nghiệp tạo ra thu nhập mà còn là việc giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống của người dân địa phương.
Sản phẩm vải thổ cẩm của người Ba nar
 
                              Trang phục truyền thống của người Ba na

           Hiện nay UBND huyện Vân Canh đã xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại làng Hà Văn Trên; đồng thời huyện cũng đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, đẩy mạnh quảng bá du lịch, kết nối với các điểm bán hàng lưu niệm, các công ty du lịch để tạo điều kiện cho bà con làng nghề có thể tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu của huyện không chỉ giúp người dân bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống mà còn tạo ra được các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch; đồng thời, tìm kiếm các kênh tiêu thụ, tạo điều kiện cho người dân có nguồn thu nhập từ sản phẩm làng nghề; từ đó giúp bà con gắn bó hơn với nghề truyền thống này./.

Nguồn tin: Quang Hưng - Trung tâm Văn hóa-Thông tin-Thể thao huyện Vân Canh:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Vân Canh?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,655
  • Tháng hiện tại62,235
  • Tổng lượt truy cập4,528,288
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VÂN CANH