13/2022/QH15

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Thời gian đăng: 14/10/2023

10/2022/QH15

Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Thời gian đăng: 14/10/2023

09/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện

Thời gian đăng: 14/10/2023

15/2022/QH15

Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thời gian đăng: 14/10/2023

14/2022/QH15

Luật phòng, chống rửa tiền

Thời gian đăng: 14/10/2023

04/2022/QH15

Luật Cảnh sát cơ động

Thời gian đăng: 02/11/2022

05/2022/QH15

Luật Điện ảnh

Thời gian đăng: 02/11/2022

06/2022/QH15

Luật Thi đua, khen thưởng

Thời gian đăng: 02/11/2022

07/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ

Thời gian đăng: 02/11/2022

08/2022/QH15

Luật kinh doanh bảo hiểm

Thời gian đăng: 02/11/2022

Huyện Vân Canh khôi phục nghề dệt thổ cẩm, gắn với phát triển du lịch

Thứ năm - 10/03/2022 10:38 1.082 0
Đồng chí Lê Bá Thành, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy và đồng chí Lương Đình Tiên, Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Vải thổ cẩm Hà Văn Trên
Đồng chí Lê Bá Thành, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy và đồng chí Lương Đình Tiên, Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Vải thổ cẩm Hà Văn Trên
           Làng Hà Văn Trên xã Canh Thuận hiện có 100 hộ với 360 nhân khẩu chủ yếu là người dân tộc Bana, đây là một trong những làng đồng bào dân tộc còn gìn giữ nhiều khung dệt thổ cẩm nhất của người Bana trong huyện.
Nghệ nhân Đinh Thị Xuân Bông làng Hà Văn Trên xã Canh Thuận đang dệt vải
           Nhằm phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa của người bana nhất là nghề Dệt thổ cẩm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trong huyện Vân Canh. Dệt thổ cẩm trên trang phục người bana từng đường nét của tượng trưng cho vẻ đẹp độc đáo và thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, với sự nỗ lực bảo tồn của những người phụ nữ bana mà nghề dệt vẫn được giữ gìn và phát huy trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số.
                Sản phẩm vải thổ cẩm ở làng Hà văn Trên
         Nghề dệt thổ cẩm các sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công, lưu giữ từ đời này sang đời khác bằng hình thức "mẹ truyền con nối". Phụ nữ làm nhiệm vụ chính dệt vải, đàn ông sẽ nhận trách nhiệm đan may thổ cẩm thành sản phẩm như gùi, cạp, rỗ, rá... Nguyên liệu chính làm nên vải thổ cẩm Hà Văn Trên trước đây người dân trồng bông để rệt vải, sau này được dệt từ sợi len. Len sau khi mua về được người thợ tháo ra và đưa vào xa kéo sợi để xe len thành chỉ. Khi quay xa phải đều tay, nhịp nhàng giữa tay xe sợi và tay quay xa, chỉ mới săn đều, sợi mới dai để dễ dệt thành vải. Sau đó, sợi được cuộn thành những cuộn to và đem đi nhuộm màu để tấm vải có màu sắc. 
Màu sắc Đỏ, đen là tông màu chính của sản phẩm vải thô cẩm
          Khâu nhuộm được coi là quan trọng nhất, đòi hỏi kinh nghiệm, thẩm mỹ cao để pha màu sao cho đa dạng mà vẫn hài hòa. Chuẩn bị nồi nước màu nhuộm: trộn màu và nước theo tỉ lệ nhất định, thêm 1 nắm sáp ong, 1 lon gạo và củ dính. Đun sôi nồi nước màu nhuộm và để nước nguội bớt, sau đó nhúng sợi đã xử lý vào cho đến khi sợi ngấm đều màu. Sợi được nhuộm đều màu đem phơi khô dưới trời nắng. Thông thường sợi nhuộm được phơi dưới trời nắng một ngày là đã có thể cuốn lại thành búp để tiến hành dựng lên khung dệt.
         Nghề dệt thổ cẩm nay đã sản xuất ra nhiều sản phẩm: những tấm khăn choàng, những chiếc váy có màu sắc bắt mắt với họa tiết hoa văn phong phú luôn chiếm được tình cảm của những ai đã từng được nhìn thấy các sản phẩm thổ cẩm này. Nghề dệt thổ cẩm ở  làng Hà Văn Trên đây cũng là nguồn thu nhập cao cho bà con đã góp phần giúp người dân giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay, nghề dệt thổ cẩm đang dần dần được cải cách và sáng kiến mới bằng những nguyên liệu, vật liệu từ sợi len, nghệ nhân đã dệt thành những sản phẩm đẹp mắt, có ý nghĩa và có giá trị trên thị trường, được khách hàng và du khách đến thăm quan du lịch ưa chuộng. 
   Lễ công bố nhãn hiệu tập thể vải thổ cẩm Hà Văn Trên
           Để lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của người đồng bào dân tộc bana ở làng Hà Văn Trên xã Canh Thuận không bị mai một. Năm 2020, được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Kinh tế - hạ tầng phối hợp với Trung tâm Thông tin - Ứng dụng KH&CN Bình Định tiến hành thực hiện Thiết lập, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Vải thổ cẩm Hà Văn Trên”. Quá trình xây dựng Nhãn hiệu tập thể “Vải thổ cẩm Hà Văn Trên” dùng cho sản phẩm vải thổ cẩm của huyện Vân Canh.
           Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Canh Thuận thực hiện nộp hồ sơ đăng ký xác lập quyền bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Vải thổ cẩm Hà Văn Trên” tại Cục Sở hữu trí tuệ. Và ngày 11/12/2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ nhãn hiệu tập thể “Vải thổ cẩm Hà Văn Trên”. Màu sắc vải dệt thổ cẩm đồng bào dân tộc bana Hà Văn Trên: xanh, đỏ, đen, cam và trắng.
Đồng chí Võ Cao Thị Mộng Hoài - PGĐ Sở KH&CN Bình Định (người đứng phía bên phải) Trao Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Vải thổ cẩm Hà Văn Trên
           Năm 2020. UBND tỉnh đã đồng ý cho Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Canh Thuận được sử dụng địa danh “Hà Văn Trên - Canh Thuận - Vân Canh - Bình Ðịnh” đăng ký nhãn hiệu tập thể “Vải thổ cẩm Hà Văn Trên”, nhờ sự hỗ trợ, đầu tư của các cấp chính quyền và sự nỗ lực bảo tồn của những người phụ nữ bana mà nghề dệt vẫn được giữ gìn và phát huy trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính quyền ủng hộ, hỗ trợ; người già nhiệt tình thuyết phục, dạy nghề, chỉ ra những cái hay, nét đẹp của thổ cẩm dân tộc, nhờ vậy nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở làng Hà Văn Trên đang từng bước được phục hồi.
         Bên cạnh đó Hội LHPN xã Canh Thuận còn tổ chức 02 đợt dạy nghề, thu hút trên 71 học viên tham gia. Học viên chủ yếu là phụ nữ các làng biết dệt còn khoảng trên 70 hộ còn giữ nghề dệt thổ cẩm với gần 100 lao động. Nghề dệt truyền thống đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người dân trong xã, một phần bởi nơi đây còn lưu giữ được sắc màu thổ cẩm.
         Nhờ phát huy nghề truyền thống dệt thổ cẩm nên hiện nay có khoảng 70 hộ đang dệt thường xuyên tranh thủ thời gian rảnh rỗi, phụ nữ luôn miệt mài bên khung cửi để dệt ra những sản phẩm văn hóa truyền thống, bình quân bán được từ 25 triệu đến 30 triệu đồng/1 người/1 năm. Do chưa có đầu ra nhiều nên nghề dệt thổ cẩm phải hoạt động cầm chừng nhưng bà con vẫn quyết tâm giữ nghề, người đi trước truyền lại cho thế hệ con cháu với mong muốn nghề truyền thống của cha ông sẽ mãi được lưu giữ và được bán ra ngoài thị trường.
Đồng chí Võ Cao Thị Mộng Hoài - PGĐ Sở KH&CN Bình Định phát biểu tại buổi Lễ công bố nhãn hiệu tập thể Vải thổ cẩm Hà Văn Trên
          Mới đây, huyện Vân Canh đã tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu tập thể Dệt thổ cẩm ở làng Hà Văn Trên xã Canh Thuận, được Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và Công nghệ ra Quyết định số 76334/QĐ-SHTT, Hà Nội ngày 04 tháng 10 năm 2021 Quyết định Về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Vải thổ cẩm Hà Văn Trên” do Hội Phụ nữ xã Canh Thuận huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định làm chủ, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể gồm Mua bán vải thổ cẩm, các mặt hàng từ rệt thổ cẩm như: Túi xách, áo nam, áo nữ, vải, khăn đội đầu, địu trẻ em …
         Chị Đinh Thị Xuân Bông, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Canh Thuận cho biết thêm: Từ nay, nghề dệt thổ cẩm ở làng Hà văn Trên xã Canh Thuận đã mở ra một tương lai mới, là một trong những nét văn hóa đặc sắc vẫn được giữ gìn và phát huy trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số.
        Có thể nói, nghề dệt thổ cẩm là nghề rất có tiềm năng phát triển, góp phần bảo tồn, lưu giữ văn hóa dân tộc đã từng bước thực hiện có hiệu quả và đang đi vào đời sống của toàn thể chị em hội viên, phụ nữ trong xã nếu được phát huy thì nghề dệt thổ cẩm thủ công đang đứng trước sự cạnh tranh về số lượng, mẫu mã, giá thành của các sản phẩm dệt công nghiệp, tạo hướng đi mới cho làng nghề từng bước phát triển.
Đồng chí Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện phát biểu tại buổi Lễ công bố nhãn hiệu tập thể Vải thổ cẩm Hà Văn Trên
       Ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết: Hiện nay UBND huyện Vân Canh đã xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại làng Hà Văn Trên; đồng thời huyện đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Gắn phát triển làng nghề với bảo tồn ngành nghề truyền thống và du lịch làng nghề, đẩy mạnh quảng bá du lịch, kết nối với các điểm bán hàng lưu niệm, các công ty du lịch để tạo điều kiện cho bà con làng nghề có thể tiêu thụ sản phẩm.
Tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh
          Mục tiêu của huyện không chỉ giúp người dân bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống mà còn tạo ra được các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch; đồng thời, tìm kiếm các kênh tiêu thụ, tạo điều kiện cho người dân có nguồn thu nhập từ sản phẩm làng nghề phát triển một cách bền vững và đưa nghề dệt thổ cẩm được nâng tầm giá trị, với hy vọng trở thành nghề thoát nghèo bền vững của xã từ đó giúp bà con gắn bó hơn với nghề truyền thống này./.

Nguồn tin: Quang Hưng - Trung tâm Văn hóa-Thông tin-Thể thao huyện Vân Canh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Vân Canh?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay3,383
  • Tháng hiện tại63,963
  • Tổng lượt truy cập4,530,016
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VÂN CANH