13/2022/QH15

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Thời gian đăng: 14/10/2023

10/2022/QH15

Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Thời gian đăng: 14/10/2023

09/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện

Thời gian đăng: 14/10/2023

15/2022/QH15

Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thời gian đăng: 14/10/2023

14/2022/QH15

Luật phòng, chống rửa tiền

Thời gian đăng: 14/10/2023

04/2022/QH15

Luật Cảnh sát cơ động

Thời gian đăng: 02/11/2022

05/2022/QH15

Luật Điện ảnh

Thời gian đăng: 02/11/2022

06/2022/QH15

Luật Thi đua, khen thưởng

Thời gian đăng: 02/11/2022

07/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ

Thời gian đăng: 02/11/2022

08/2022/QH15

Luật kinh doanh bảo hiểm

Thời gian đăng: 02/11/2022

Tạo công ăn việc làm từ cơ sở đan lát nhựa giả mây.

Thứ hai - 24/05/2021 13:59 2.387 0
Tạo công ăn việc làm từ cơ sở đan lát nhựa giả mây.
Vốn là Hội viên phụ nữ tham gia tích cực trong phong trào Hội. Sau khi vợ chồng ly hôn, bằng sự nổ lực và ý chí của người mẹ, tần tảo nuôi dạy con, chị Nguyễn Thị Lệ Thủy (sinh năm 1988) tìm tòi và nhận thấy ở địa phương, ngoài những chị em còn ở tuổi đủ sức khỏe để làm công nhân cho các công ty lớn, đa số chị em có con nhỏ và chị em lớn tuổi công việc vẫn còn chưa ổn định. Nguồn thu nhập của chị em vẫn từ thuê là chính. Mong muốn của chị em là có một công việc ổn định để tăng thêm thu nhập. Hơn nữa, chị nhận thấy sản phẩm nhựa giả mây đang là sản phẩm được ưa chuộng, dễ làm. Từ nhu cầu của nguồn lao động cũng như nguồn đặt hàng tiêu thụ, chị Thủy đã mạnh dạn vay vốn từ NHCSXH huyện là 100 triệu đồng, từ đó chị mở một cơ sở đan lát nhỏ tại nhà và vay thêm bên Ngân hàng SeaBank là 50 triệu đồng để tạo điều kiện công nhân làm có lương và mua vật liệu cho công nhân làm. Với mong muốn duy nhất của chị là tạo điều kiện cho chị em có con nhỏ không đi làm công ty được có thể có thu nhập mà đặc biệt là vừa làm việc nhà vừa có thể nhận thêm hàng về nhà làm. Bên cạnh đó, những trường hợp không có sức khỏe để làm những công việc nặng vẫn có thể làm thêm để tăng thu nhập.
         Bước đầu khởi nghiệp, chị cũng gặp nhiều khó khăn. Không gian quá hẹp vì chị dùng chính ngôi nhà ở của mình để làm cơ sở vừa làm, vừa chỉ và hướng dẫn chuyên môn và kỹ thuật đan lát cho chị em. Đồng thời chị trực tiếp nhận vật liệu, các mẫu khung bàn, ghế…. Chỉ từ một đến hai buổi được chị chỉ kỹ thuật hướng dẫn thì chị em có thể tự mình thực hiện được sản phẩm. Ban đầu từ 4-5 chị em rồi số lượng chị em dần tăng lên. Không những số chị em ở thôn đến với cơ sở đan lát của chị mà còn thêm nhiều chị em ở thôn, làng khác cũng đến tham gia. Hiện tại, chị đã mở một sơ sở đan lát tại nhà để đủ mặt bằng cho nhân công làm việc, chị tiếp tục nhận thêm nhiều vật liệu và tuyển nhân công,... Khoảng 4-5 ngày, cơ sở đan của chị đã xuất cho công ty và bán ra nhiều sản phẩm từ nhựa giả mây như bàn, ghế, salong…với mẫu mã sang trọng, đẹp. Không những thế, cơ sở của chị Thủy cũng đang phát triển thêm nhiều mặt hàng để bán ra thị trường nội địa và ấp ủ lớn lao nhất của chị là có thể xa hơn ra thị trường nước ngoài nếu có cơ hội.  Bởi lẽ với chị, mặt hàng này chất liệu không chỉ bền, mẫu mã đẹp, không độc hại …mà còn ít ảnh hưởng gì đến môi trường. Đó cũng chính là định hướng cho tương lai mà chị đang dần dần thực hiện.
          Hiện nay, số lượng nhân công  tại cơ sở chị đã lên đến hơn 20 người đủ các lứa tuổi già, trẻ…phần lớn vẫn là chị em hội viên phụ nữ với thời gian nhàn rỗi, thiếu việc và cũng có những em sinh viên vẫn có thể tham gia đan lát vào khi kỳ nghỉ hè.
         Chị Thủy cho biết, làm nghề này không khó. Chỉ cần tính cần cù, khéo tay một chút thì hơn một tuần là nhân công có thể thạo việc. Nhân công có thể nhận tiền công khi hoàn thành sản phẩm hoặc nhận tiền công cuối tháng tùy yêu cầu của công nhân. Bình quân tiền công từ 150 -200 trăm nghìn đồng/ngày. Thợ nhanh tay 1 ngày có thể làm được 2-3 cái ghế, kiếm khoảng 100-150 ngàn đồng. Bình quân, một lao động tại xưởng có thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng. Một điểm khác biệt của cơ sở đan ở chị Thủy so với các cơ sở đan khác là không ràng buộc về thời gian cho nhân công. Ngoài việc đang lát ở cơ sở, nhân công có thể nhận hàng về nhà để làm thêm khi rảnh hoặc làm vào buổi tối. Không những thế, họ còn có thể làm thêm thuê và các công việc khác miễn là họ hoàn thành sản phẩm với số vật liệu quy định. Điều đó, đã tạo được tâm lí thỏa mái cho nhân công khi làm việc. Với mức lương từ  150 – 200 trăm nghìn đồng/ ngày lại có thể làm thêm việc nhà và một số công việc khác, chị em ai cũng hồ hởi tham gia đan lát tại cơ sở chị Thủy. Tâm sự với chúng tôi, Chị Nguyễn Thị Thu Hường, thôn Kinh Tế, xã Canh Thuận cho biết: “Trước đây thu nhập của tôi chủ yếu từ làm thuê, phụ hồ quanh quẩn làm việc nhà. Từ khi đến làm tại cơ sở đan lát của chị Thủy tôi kiếm thêm thu nhập khi nhận hàng về nhà làm và làm vào ban đêm, trung bình mỗi ngày hoàn thành hơn một cái, với tiền công hơn 100 nghìn đồng/2 cái. Bình quân, một lao động tại xưởng có thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng. Tuy cở sở chị Thủy là cơ sở nhỏ, nhưng chị vẫn luôn quan tâm đến đời sống tinh thần cho chị em, vào các ngày lễ như  20/10, 8/3 chúng tôi cũng được tổ chức tiệc nhỏ, … điều đó làm cho chúng tôi rất vui”.
         Sự mạnh dạn của chị Thủy khi mở cơ sở đan lát ghế nhựa giả mây tuy mang tính tự phát nhưng có một ý nghĩa thiết thực. Chị đã mạnh dạn đem mô hình này về tại địa phương. Đó là một quyết định mà không phải ai ở tuổi 33 lúc ấy vẫn làm được. Bây giờ, cơ sở của chị không những mang lại thu nhập cho gia đình chị mà  còn giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương đặc biệt là chị em phụ nữ.
         Ngoài quản lý công việc ở cơ sở đan lát và hướng dẫn trực tiếp cho chị em, chị Nguyễn Thị Lệ Thủy còn làm tròn trách nhiệm của một người con và người mẹ trong gia đình, làm trụ cột cho gia đình. Bên cạnh đó, chị còn là một Đảng viên mẫu mực, hội viên tiêu biểu, nòng cốt tích cực của Hội LHPN xã Canh Thuận.
         Trao đổi với chị Đinh Thị Xuân Bông, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Canh Thuận chia sẻ: “Cơ sở chị Thủy là mô hình mới, lạ. Những năm qua đã tạo việc làm cho người dân tại địa phương nhưng vẫn đang còn mang tính tự phát. Thời gian tới,  Hội Liên hiệp phụ nữ xã Canh Thuận sẽ đề xuất cơ sở đan lát của chị Thủy vào tổ liên kết sản xuất và chọn làm cơ sở mẫu của xã. Bên cạnh đó, sẽ hỗ trợ việc vay vốn để mở rộng thêm cơ sở nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Vân Canh?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay6,047
  • Tháng hiện tại138,893
  • Tổng lượt truy cập3,829,012
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VÂN CANH