UBND HUYỆN VÂN CANHhttps://vancanh.binhdinh.gov.vn/uploads/logo.png
Thứ hai - 07/02/2022 08:233830
Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một ngày bắt đầu từ sáng sớm có lẻ năm nào cũng vậy, cứ độ từ mùng một đến mùng hai Tết, vào sáng sớm trên đoạn đường từ làng Kà Te, xã Canh Thuận lên đến cổng trời, không khí Tết đầu năm đi hái “lộc” rừng của người dân đã thành thói quen. Theo như quan niệm của nhiều người đi hái “lộc” rừng, là mong muốn đem về cho gia đình tài lộc, và một năm mới thịnh vượng, còn đối với người dân nghèo ở các xã vùng sâu vùng xa sống trên địa bàn huyện Vân Canh. Họ đi hái “lộc” rừng là để mưu sinh cho gia đình. Cùng đi hái “lộc” rừng, chúng tôi tình cờ gặp được anh Đoàn Văn Cường, ở làng Hiệp Hà, thị trấn Vân Canh. Người đi hái “lộc” tại cổng trời, qua trao đổi về việc đi hái lộc đầu năm được anh cho biết: “Mới 4 giờ sáng ngày mùng hai Tết Nhâm Dần năm 2022, vợ của anh chị Đoàn thị Hồng, đã chuẩn bị đồ ăn thức uống cho anh đi lên núi hái “lộc” rừng tức là hái bông đót. Vì cây đót vào những ngày Tết, nở hoa sớm nên anh phải tranh thủ đi, để hái được những nụ bông đót vừa mới nở, đẹp, và được ký (kg) về bán. Với giá thị trường hiện nay, một kg anh bán được 6 ngàn đồng, một ngày anh phải cố gắng hái được từ 40-60 kg bông đót thì may ra mới bán được, có tiền đem về cho vợ con”. Nghề đi hái bông đót rất vất vả, nhưng với người dân như anh Đoàn Văn Cường, gia đình còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, những ngày này, anh phải gát lại một bên chuyện vui xuân đón tết cùng bạn bè để lên rừng tìm kiếm mưu sinh. Anh Cường, người đi hái lộc cho biết thêm: “Đôi khi lá đót cứa vào tay vào mặt làm chảy máu. Nhưng anh và những người bạn, vẫn cam chịu nở những nụ cười thật tươi để mong hái được nhiều “lộc” rừng về bán lấy tiền đem về cho vợ cho con mừng”. Còn anh Trần Văn Thảo, người cùng đi với anh Cường chia sẻ: “ Cây đót ra bông vào giữa tháng một (âm lịch) đến tháng hai (âm lịch) là hết, nên nhiều hộ dân không đón Tết cùng gia đình, họ dành những thời gian quý bấu đó để vào rừng lên núi kiếm bông đót để hái, thậm chí họ còn dựng lán trại trong rừng sâu để sáng hôm sau lên xường đồi kịp hái bông đót non. Vì bông đót nở qua nhiều ngày sẻ không còn giá trị, nếu có hái thì giá bán rất thấp thậm chí không ai mua”. Không riêng gì, anh Cường, anh Thảo mà nhiều người dân khác sống trên địa bàn huyên Vân Canh, có cùng cảnh ngộ như hai anh. Vào những ngày Tết đến xuân về, họ phải lên rừng lên núi hái thật nhiều bông đót về bán lấy tiền nuôi sống gia đình. Việc vui xuân đón Tết với họ như thế là quá đủ, vì trước mắt họ còn một chặng đường dài mưu sinh./.