13/2022/QH15

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Thời gian đăng: 14/10/2023

10/2022/QH15

Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Thời gian đăng: 14/10/2023

09/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tần số vô tuyến điện

Thời gian đăng: 14/10/2023

15/2022/QH15

Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thời gian đăng: 14/10/2023

14/2022/QH15

Luật phòng, chống rửa tiền

Thời gian đăng: 14/10/2023

04/2022/QH15

Luật Cảnh sát cơ động

Thời gian đăng: 02/11/2022

05/2022/QH15

Luật Điện ảnh

Thời gian đăng: 02/11/2022

06/2022/QH15

Luật Thi đua, khen thưởng

Thời gian đăng: 02/11/2022

07/2022/QH15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ

Thời gian đăng: 02/11/2022

08/2022/QH15

Luật kinh doanh bảo hiểm

Thời gian đăng: 02/11/2022

Hệ thống thủy lợi góp phần xóa đói cho bà con dân tộc thiểu số miền núi Vân Canh

Thứ sáu - 29/03/2019 19:03 906 0
Do những khó khăn đặc thù của huyện miền núi, nền sản xuất nông nghiệp của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Vân Canh, trước đây chỉ dựa vào nguồn nước tự nhiên, người dân chỉ biết gieo hạt giống còn chuyện được hay mất là do trời định nên cuộc sống rất bấp bênh. Những năm gần đây, nhờ có nguồn nước thủy lợi, bà con không những sản xuất được 2-3 vụ lúa/năm mà còn trồng được nhiều loại hoa màu khác có thu nhập khá.

Hệ thống thủy lợi góp phần xóa đói cho bà con dân tộc thiểu số miền núi Vân Canh

Hình ảnh bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện miền Vân Canh thu hoạch lúa vụ ĐX 2017-2018

Ông Trần Văn Khổ, phó trưởng phòng NN và PTNT huyện Vân Canh cho hay: “Nhằm giúp cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Vân Canh có được nguồn nước ổn định để sản xuất, Nhà nước đã quan tâm đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn huyện.

 Có được nguồn nước thủy lợi dồi dào, bà con đồng bào  Vân Canh đã bắt đầu thay đổi tập quán sản xuất, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ đạt năng suất cao, cuộc sống đã bớt khó khăn. Họ không những đã thoát nghèo mà đang tính đến chuyện làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.

ỞVân Canh thời gian nàychúng ta dễ dàng nhận ra rằng,dù thời tiết có nắng hạnthì quá trình sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đâyvẫn phát triển ổn định, nhiều cánh đồng vẫn xanh tươi vì đủ nước tưới.

Trước đây, khi những hồ thủy lợi chưa được xây dựng, nhiều vùng đất chịu khô hạn quanh năm, đất đaibà con phải bỏ hoang vì thiếu nước. Được Nhà nước quan tâm đầu tư những công trình thủy lợi trọng điểm, hệ thống đập dâng, các tuyến kênh chính…đã giải quyết được nguồn nước tưới cho cây trồng hằng năm và phục vụ chăn nuôicho bà con ở hai địa phương của thị trấn Vân Canh và xã Canh Thuận”.

Ông Hoàng Minh Chuyên, giám đốc BQL dự án huyện Vân Canh cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 14 công trình thủy lợi vừa vànhỏcó trên 578 km kênh mương nội đồng trong đó: 245km kênh mương kiên cố hóa và 333km kênh mương đất.Một số công trình lớn nối kết thành hệ thống tưới có hiệu quả rõ rệt như: Công trình thủy lợi Đập dâng suối Nhiên, hồ ông Lành, ở xã Canh Vinh; hồ Quang Hiển ở xã Canh Hiển…

Công trình thủy lợi Hồ đập đem lại hiệu quả cao nhất cho bà con dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp phải kể đếnhồ Suối ĐuốcvàhồSuối Mây ở thị trấn Vân Canhphục vụ nước tưới cho bà con trên 125ha; hai công trình đập dâng làng Hòn Mẻ và hồ làng Trợi của xã Canh Thuận phục tưới trên 15ha”.

Mặc dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhưng nhờ phát huy hiệu quả nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợitrên, diện tích canh táchàng năm tăng trên 95 ha và năng xuất lúa của bà con ở hai địa phương hàng năm đạt trên 61 tạ/ha đã xóa đói hoàn toàn cho bà con trên địa bàn hai xã-thị trấn trên.Trước hiệu quả từ các công trình thủy lợi, bà con đãphấn khởi hơn trong lao động sản xuất.

Anh Răh Lan Vôn, người dân ở làng Kà Xiêm, xã Canh Thuận phấn khởi cho hay: “Nhờ được nguồn nước tưới dồi dào từ hồ làng Trợi gia đình ông chẳng những sản xuất được 3 vụ lúa/năm mà con trồng được nhiều loại hoa màu khác đem lại giá trị kinh tế cao.

Thời gian tới tận dụng nguồn nước trên ông dự định sẽ đào ao nuôi cá theo mô hình VAC”.

          Từ nguồn nước thủy lợi đã từng bước góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho bà con. Qua thực tế cho thấy, những công trình thủy lợi trên hai xã đồng bào nói riêng và cả huyện nói chung tuy đã phát huy được tác dụng, giúp người dân phát triển kinh tế nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai tháchết.

Bà Lê Hiếu Nam, chủ tịch UBND thị trấn Vân Canh bân khân cho hay: “Sở dĩ tiềm năng của các công trình thủy lợi chưa được tận dụng triệt để vì tập quán sản xuất và ý thức của bà conchưa thay đổiđược nhiều, việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn khó khăn.

Lâu nay bà con chỉ trồng cây mì, cây keo, mía… nên chưa thấy được hiệu quả từ các loại cây trồng khác mang lại. Trong thời gian tới, Chính quyền sẽ tiến hành quy hoạch lại đất đai, tập huấn chuyển giao kỹ thuật để bà con áp dụng vào sản xuất”.

Ông Trần Văn Khổ, Phó trưởng phòng NN và PTNT huyện Vân Canh cho biết thêm: “Trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội,huyện Vân Canhtiếp tục đẩy nhanh tiến trình phát triển nông nghiệp-nông thôn, bắt đầu từ việc đầu tư và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi. Phòng sẽ tiếp tục tham mưu UBND huyện xây dựng các công trình thủy lợi ở các xã còn lại; chọn những câytrồng và vật nuôiphù hợp thâm canh tăng vụ, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững”.


Đình Dặm

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Vân Canh?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay4,778
  • Tháng hiện tại136,896
  • Tổng lượt truy cập4,920,115
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VÂN CANH