Tổng kết mô hình nuôi lươn không bùn
Hộ tham gia mô hình nuôi Lươn không bùn được Trạm khuyến nông hỗ trợ về con giống, khoa học kĩ thuật; tận dụng phần đất quanh nhà có sẵn, gia đình gia đình bà Phạm Thị Minh Hạnh thiết kế xây bể nuôi bằng xi măng với diện tích 20m2, thả nuôi 1.200 con lươn giống. Hộ chăn nuôi được tập huấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, được hỗ trợ 100% tiền mua giống lươn và thức ăn cho Lươn.
Về thế mạnh của mô hình này là có thể quan sát được sự phát triển của lươn hàng ngày, kịp thời phát hiện và xử lý nếu lươn bị bệnh. Mỗi ngày, chỉ cần cho lươn ăn 1 lần, sau 2 giờ thì thay nước. Thức ăn của lươn là phụ phẩm từ cá, ốc xay nhỏ trộn cám. Lươn phát triển nhanh, hầu như không bị bệnh. Nuôi mô hình này cũng nhàn hơn, không tốn nhiều nhân công chăm sóc, thu hoạch, đặc biệt rút ngắn thời gian nuôi nên tiết kiệm nhiều chi phí thức ăn, thuốc, nhân công. Nếu so sánh giữa nuôi truyền thống và nuôi không bùn thì nuôi không bùn hiệu quả cao hơn nhiều.
Sau hơn 5 tháng thả nuôi, tỷ lệ Lươn sống đạt 88%, năng suất ước đạt 26kg, với mức giá bán hiện nay trên thị trường 120 ngàn đồng/1kg, sau khi trừ chi phí hộ nuôi Lươn thu lãi thuần 5,6 triệu đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận rất sôi nổi về tính ưu việt của mô hình như công trình nuôi đơn giản, chi phí thấp, dễ đầu tư, phù hợp theo điều kiện, khả năng đầu tư của nhiều hộ nông dân.
Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn đã mang lại thành công, lợi nhuận cao đạt và vượt các chỉ tiêu yêu cầu đặt ra, mở ra một hướng đi mới, góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển cho nông nghiệp, nông thôn.
Tổng kinh phí mô hình nuôi lươn không bùn được đầu tư 30 triệu đồng, từ nguồn vốn KHKT của huyện năm 2017./.